Sử dụng Figma trong thiết kế và thảo luận sản phẩm
1. Tìm hiểu về Design Thinking
Design Thinking là loại tư duy để làm sản phẩm, gồm 2 giai đoạn:
UX Research: giai đoạn đồng cảm để tìm ra những “nỗi đau” của người dùng/ khách hàng
Design: tạo ra giải pháp để “nỗi đau” của người dùng/ khách hàng không còn
🡺 Design không chỉ là UI, mà là toàn bộ solution giải quyết vấn đề cho user.
2. Tìm hiểu về User Experience Design Workflow
UX Design Workflow chia làm nhiều vòng lặp (iteration), trong mỗi vòng lặp:
– Concept, brainstorm gather info
– Wireframe/Design
– Prototype
– Share/test/feedback
– Iterate
– Build
Trừ bước build, tất cả các bước còn lại đều cần dùng tới Figma
3. Giới thiệu Figma
– Figma là công cụ thiết kế nhóm, “nơi cả team cùng nhau thiết kế”
--> không phải chỉ designer mới dùng figma
Những người sẽ tham gia sử dụng Figma gồm: PO, PM, UX, UI Designer, Customer, Dev
– Figma có phiên bản web & phiên bản app
Các tính năng chính
1. Frame
– 1 frame tương đương với khái niệm 1 screen trong app hoặc 1 page trong web
– frame cũng chính là giới hạn không gian để thiết kế
2. Object (Shape, Text, Pen tools)
– là các đối tượng tạo nên design
– mỗi đối tượng nằm ở một layer riêng
+ các layer có thể xếp chồng lên nhau
+ có thể áp dụng Fill, Effects lên đối tượng
3. Component
– là cách để gom nhóm và tái sử dụng các chi tiết được sử dụng lặp lại trong thiết kế
– từ một master component, có thể tạo ra nhiều instance. Khi master component thay đổi, instance component cũng thay đổi theo
– các component của project có thể tìm thấy trong mục Assets
4. Page
– page dùng để gom nhóm các frame lại
– một page thường tương ứng một phiên bản thiết bị khác nhau của thiết kế. VD: version web, version mobile
5. Prototype
– cho phép tạo ra các interaction trên thiết kế, để từ đó verify idea với user/ khách hàng
6. Community UI Kits
– Bộ các component được cộng đồng phát triển
– Thường bắt đầu design với một bộ UI Kit đi theo một design system nhất định
7. FigJam
– Dùng để vẽ diagram trong các cuộc họp
– Có rất nhiều template khác nhau