Trừ khi bạn sống trong “hang động”, bạn mới chưa từng nghe qua về độ lan truyền của ứng dụng truyền thông mạng xã hội TikTok. Với nội dung dễ xem dễ nghe, thật đơn giản để hiểu tại sao TikTok có đến hàng triệu lượt người xem mỗi ngày và sự phát triển không ngừng của quảng cáo trên ứng dụng này.

Với hơn 500 triệu lượt người dùng trên toàn cầu, TikTok là một thiên đường cho những ai làm marketing, nhưng chính xác thì quảng cáo trên TikTok hoạt động như thế nào? Và những doanh nghiệp nhỏ có thể quảng cáo trên đó không?

Nếu bạn đang tò mò về cách thức marketing trên TikTok nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu, đây chính là bài viết dành cho bạn! Chúng tôi đã nghiên cứu, xem một loạt cái video, và tổng hợp lại để cho ra đời bài hướng dẫn hữu ích này, từ đó cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để hiểu quảng cáo TikTok là gì, tệp người dùng cũng như các tính năng khác nhau của nó.

Ứng dụng TikTok là gì?

 

TikTok là một ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng tạo và xem các đoạn video ngắn, chỉnh sửa chúng bằng âm nhạc và các hiệu ứng đặc biệt, sau đó chia sẻ video bằng tài khoản trong ứng dụng.

Là một ứng dụng hoàn hảo để lan truyền rộng rãi, ngoài việc người dùng có thể ngồi lướt TikTok một cách thụ động – kéo và xem nội dung của những người dùng khác mà không cần phải tự mình đăng – ứng dụng cũng cho phép họ tạo video một cách dễ dàng.

Nhưng trước khi đề cập đến những tính năng của nó, chắc hẳn bạn muốn biết TikTok đến từ đâu, và hành trình đưa ứng dụng này trở nên phổ biến trên toàn cầu.

Ứng dụng này được xây dựng bởi ByteMedia – nơi cho ra mắt phiên bản Tiếng Trung đầu tiên của TikTok với tên gọi Douyin vào tháng 9 năm 2016. TikTok – sử dụng cùng phần mềm với Douyin – được ra mắt như một phiên bản quốc tế của Douyin một năm sau đó. Không lâu sau, ByteMedia mua lại ứng hát nhép Musical.ly và, sau khi kết hợp hai ứng dụng vào tháng 8 năm 2018, nó trở nên phổ biến một cách nhanh chóng.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, một số creator trên TikTok cũng trở nên cực kỳ nổi tiếng và thu hút được sự chú ý từ bên ngoài. Thậm chí còn có người dùng đã được ký hợp đồng với công ty về đào tạo tài năng chỉ sau một video của người này được viral rộng rãi.

Vào tháng 9 năm 2019, NFL (National Football League) đã ký kết hợp đồng hợp tác hai năm để chia sẻ các trận đấu nổi bật và một số cảnh hậu trường với người dùng TikTok. Ngoài ra, một nhóm những người, nhóm người có profile nổi tiếng như Will Smith, Gary Vaynerchuk, Washington Post và nhóm nhạc nam đình đám Hàn Quốc BTS.

 

Đối tượng sử dụng TikTok là những ai?

Vậy thì, ai là người xem những nội dung sáng tạo ngẫu nhiên này? Hầu hết là giới trẻ dưới 30 tuổi, đặc biệt là thế hệ Gen Z – 41% người dùng TikTok nằm trong độ tuổi từ 16 đến 24. Và độ tuổi này có sức mua ngày càng tăng, điều đó giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của TikTok và quảng cáo hơn bao giờ hết.

Vậy thì, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể khai thác sức mạnh của TikTok?

Làm thế nào để ứng dụng TikTok vào Marketing?

TikTok chỉ mới xuất hiện và phổ biến kể từ cuối năm 2018, vậy nên lĩnh vực quảng cáo của nó cũng còn khá mới mẻ. Trong tương lai rất có thể ứng dụng này sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn, dưới đây sẽ là một số cách để các thương hiệu có thể sử dụng vào marketing:

1. Tạo Profile

Có lẽ cách marketing ít tốn kém nhất để tham giao vào TikTok đó chính là tạo profile, tạo nội dung và xây dựng tệp khán giả cho mình. Tuy nhiên, có một cách tinh tế để tạo ra các video không những có giá trị quảng bá cho thương hiệu của bạn mà còn có thể thu hút người xem. Người dùng không sử dụng ứng dụng này để xem quảng cáo, vì vậy, bất kỳ thương hiệu nào muốn tham gia đều cần phải nắm rõ các loại nội dung phổ biến trước khi bắt đầu thiết lập tài khoản.

2. Chi tiền cho chương trình Quảng Cáo Chính thức của TikTok

Đây có vẻ như một câu trả lời hiển nhiên khi nói đến quảng cáo trên TikTok, nhưng hiện tại tùy chọn này chỉ có hiệu lực ở một số quốc gia và giá thành khá hạn chế. Quảng cáo trả phí trên TikTok có thể có nhiều dạng, bao gồm:

Pre-roll ads: những video hiển thị ngay khi người dùng mở ứng dụng.

In-feed ads: những video xuất hiện khi người dùng lướt ứng dụng.

Các thử thách với hashtag: những video khuyến khích người dùng đăng video theo hashtag.

Hiệu ứng của thương hiệu: một dạng hiệu ứng tùy chỉnh được dùng trong video, tương tự như trên Snapchat hoặc Instagram nhưng sẽ có thông tin cụ thể về thương hiệu.

Như đã đề cập ở trên, quảng cáo TikTok rất tốn kém – nếu bạn có thể chi từ 50k đến 100k đô cho quảng cáo hay 150k đô cho một thử thách với hashtag đính kèm thì đây là một lựa chọn tốt, nhưng hiện tại, quảng cáo của ứng dụng này chỉ được dùng nhiều bởi các thương hiệu lớn như Universal Pictures, McDonald’s và Guess.

3. Hợp tác với các Influencer

Việc hợp tác với một Influencer được nhiều người biết đến trên TikTok để quảng bá sản phẩm của bạn là một cách làm khá hiệu quả thay vì phải chi hàng ngàn đô cho quảng cáo hay tự mình sản xuất nội dung. Đây là hình thức đã được nhiều thương hiệu bắt đầu áp dụng, từ các thương hiệu lớn như Elf Cosmetics và Petco cho đến các doanh nghiệp nhỏ có như cầu quảng bá một sản phẩm nào đó.

Tuy nhiên, bạn không thể chèn đường dẫn URL vào phần chú thích video trên TikTok, nên sẽ rất khó để dẫn lưu lượng về website của mình. Bạn có thể nhờ influencer chèn link cửa hàng của bạn trên phần bio của họ hoặc trong mục bình luận, nhưng bước này cũng không thật sự hiệu quả lắm.

4. Mua sắm ngay trên video TikTok

Đây là một tính năng mới đang được sử dụng thử nghiệm bởi một số influencer trên TikTok. Tính năng này đã xuất hiện được một thời gian trên ứng chị “chị em” của TikTok là Douyin. Tương tự như tính năng “Swipe up” và mua hàng trên Instagram, những video này cho phép người dùng chèn đường dẫn URL vào video quảng cáo của mình nhờ đó người xem có thể nhấp vào và được chuyển đến trang của cửa hàng.

Mặc dù TikTok đã xác nhận rằng đây chỉ là tính năng thử nghiệm, chưa xác định khi nào – hoặc nếu nó sẽ được tung ra rộng rãi, vì vậy tại thời điểm hiện tại, tính năng này chưa được coi là một lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, nếu nó được phát hành ra toàn thế giới, tính năng mua sắm này sẽ mở đường cho TikTok đến với các influencer marketing và việc bán hàng trực tiếp từ các thương hiệu sẽ dễ dàng hơn.

Bất kể bạn lựa chọn hình thức quảng cáo nào, bạn vận sẽ cần một quảng cáo phù hợp và độc đáo để tạo ảnh hưởng. Hầu hết người dùng TikTok là những người lớn lên trong thời đại của Internet, vì vậy họ rất am hiểu về quảng cáo và không hề muốn xem chúng. Nhưng, điều đó không có nghĩa họ phản đối quảng cáo hoàn toàn – nó chỉ cần phù hợp với họ là được.

Vậy thì đâu là cách tốt nhất để các thương hiệu quảng cáo trên TikTok? Hãy tận dụng các tính năng độc đáo của ứng dụng và văn hóa của người dùng.

Quảng cáo trên TikTok: sử dụng các tính năng của App

Không giống các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Twitter, người dùng TikTok thường sáng tạo nội dung dựa trên các xu hướng và meme mới. Nó có thể thay đổi một cách chóng mặt – những gì đang hot ở tuần này không nhất thiết sẽ hot ở tuần sau – là “chìa khóa” ở đây là phải bắt trend càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số dạng nội dụng bạn có thể cân nhắc để marketing trên TikTok.

Hashtag Challenge (Hashtag thử thách)

Hashtag Challenge là hình thức tự tạo video theo một chủ đề được đính kèm dưới dạng hashtag. Bất cứ người dùng nào cũng có thể tạo một thử thách hashtag, mặc dù việc người khác có tham gia hay không là điều không được đảm bảo.

Khi các thương hiệu chi tiền cho các hashtag challenge này, hashtag của họ sẽ được quảng bá trong vài ngày và thường đi kèm với microsite để người dùng có thể mua sản phẩm ngay trên TikTok. Dưới đây là cách chuỗi cửa hàng tạp hóa Kroger đã làm khi họ thực hiện hashtag #TransformUrDorm trong mùa mua sắm cho năm học mới.


Nếu có một hashtag phổ biến nào đó phù hợp với thương hiệu và sản phẩm của bạn, đây có thể là một cơ hội tốt để bạn bắt kịp trào lưu và thu hút lượt xem hơn.

Tạo và tái sử dụng các đoạn nhạc/âm thanh

Đây có thể xem là một vết tích còn lại của ứng dụng Musicial.ly, nhưng phần thú vị nhất của TikTok là việc sử dụng âm thanh đi kèm với video. Bao gồm các đoạn bài hát, bài phát biểu, đoạn hội thoại trên TV hoặc phim, hoặc bài bình luận ngẫu nhiên của người dùng nào đó. Điều tuyệt vời ở chỗ là sau khi một đoạn nhạc/âm thanh được sử dụng trong video, nó sẽ được lưu trên TikTok và có thể được tái sử dụng bởi những người dùng khác.

Nhờ tính năng này mà TikTok đã đưa một số nghệ sĩ trở thành siêu sao, trong đó có Lil Nax X, tác giả của bài “Old Town Road” – bài hát này nổi tiếng nhờ vào TikTok trước khi trở thành trào lưu và được người dùng remix, và đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong 19 tuần – dài nhất trong lịch sử của bảng xếp hạng danh giá này.

Các đoạn âm thanh/nhạc này thường được sử dụng cùng các tính năng TikTok khác chẳng hạn như hashtag trong video #yeehawchallenge ở trên, và thử thách nhảy như trong video The Git Up bên dưới.

Thử thách nhảy

Khi nhắc đến mức độ phổ biến của TikTok, có thể thấy các video thử thách về nhảy là điều khá dễ làm. Chúng được lan truyền sau khi một người dùng nhảy theo một bài hát cụ thể và những người dùng khác sẽ sáng tạo lại theo video đó.

Chẳng hạn như trào lưu nhảy The Git Up – người dùng sẽ nhảy những động tác trên nền nhạc của Blanco Brown. Mặc dù thử thách này không phải do Brown hay nhóm của anh ấy sáng tạo ra – mà do người dùng TikTok có tên Harvey Bass, sử dụng hashtag #thegitup đã nhận được hơn 157 triệu lượt xem, riêng bài hát của Brown đạt mốc 127 triệu lượt nghe trên Spotify.

Tính năng Duet và các hiệu ứng

TikTok có vô số các filter và hiệu ứng đặc biệt mà người dùng có thể tùy chọn sử dụng cho video của mình.

Tính năng Duet khá phổ biến trên TikTok, cho phép người dùng có thể quay video cùng người khác. Duet thường được sử dụng khi người dùng cố gắng sao chép lại video mà người dùng khác đã làm trước đó, chẳng hạn như video nấu ăn hay làm đồ thủ công. Hoặc, chế lại một hành động nào đó theo hướng hài hước so với video bản gốc.

TikTok thường xuyên cập nhật các filter mới và luôn có những cách mới để người dùng sáng tạo. Filter phân thành 9 camera khá phổ biến gần đây sau khi một người dùng sử dụng nó kết hợp với bài hát Mr. Sandman. Sau đó một người dùng khác đã tạo thành trend mới bằng cách quay video cùng một chú mèo khá thú vị.

 

Bạn muốn chi tiền cho quảng cáo, tự làm video hay hợp tác với influencer, dù với cách nào đi nữa thì những tính năng này đều mang đến rất nhiều tiềm năng để các thương hiệu có thể “nhảy lên tàu” và bắt đầu các chiến lược marketing trên TikTok.

Tuy nhiên, danh sách những tính năng này thật sự vẫn chưa toàn diện và còn khá mới mẻ, nên một điều quan trọng bạn cần nhớ chính là, không có cách nào tốt nhất để quảng cáo trên TikTok, tất cả tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Kết Luận

Nếu những tính năng và định dạng này không phù hợp với thương hiệu của bạn, bạn vẫn có thể lướt TikTok và tự tìm cho mình những trend phổ biến khác.

TikTok là mảnh đất màu mỡ của sự sáng tạo, vì thế không có gì là giới hạn đối với marketing trên ứng dụng này. Và vì chưa thật sự có cách nào tốt nhất để quảng cáo trên TikTok – đặc biệt là với các thương hiệu có ngân sách hạn hẹp – đây là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể bắt đầu trải nghiệm và thử bất kỳ cách thức nào.

Sau tất cả thì điều mà người dùng TikTok muốn vẫn là những video bài bản và vui nhộn, hãy nắm kỹ điều này khi tạo video cho thương hiệu. Bạn cũng không nên mong thành công một cách tức thì, một số người dùng mặc dù có được các video được viral rộng rãi, song trước đó họ cũng đã phải thử nghiệm rất nhiều để có được thành quả như vậy

Bạn có đang sử dụng TikTok để quảng bá cho cửa hàng của mình? Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới nhé!

 

đã đặt mua phần mềm

showroom
All in one
DMCA.com Protection Status