Nếu bạn muốn thay đổi nghề nghiệp, bạn sẽ cần một bản CV mới với nội dung và định dạng tuyệt vời để cho nhà tuyển dụng thấy tại sao họ nên trao cho bạn cơ hội. Tạo CV mới khi thay đổi nghề nghiệp với lời khuyên từ các chuyên gia sẽ giúp bạn có hình dung rõ ràng nhất.

Với bản CV mới hoàn toàn khi chuyển nghề, bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ thành công trong vai trò mới, ngay cả khi bạn đã làm những công việc không thực sự liên quan trong quá khứ.

Tạo CV mới khi thay đổi nghề nghiệp: lời khuyên từ các chuyên gia

  1. Lựa chọn định dạng CV khi thay đổi nghề nghiệp

Định dạng CV tốt nhất khi thay đổi nghề nghiệp là kiểu định dạng theo thời gian (còn được gọi là CV theo dạng thời gian đảo ngược). Với định dạng này, CV của bạn sẽ liệt kê kinh nghiệm làm việc theo thứ tự từ gần đây nhất và ngược lại. Kiểu định dạng này là phổ biến nhất và vẫn được nhà tuyển dụng ưa chuộng.

Bạn cũng sẽ hạn chế việc bị nhà tuyển dụng nhìn vào điểm yếu: các kỹ năng của bạn có thể không thực sự phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển khi chuyển hẳn sang lĩnh vực khác. Nhìn chung, thay vì cố gắng che giấu những khoảng trống công việc, bạn nên điều chỉnh trải nghiệm của mình sao cho phù hợp nhất có thể với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Bạn đọc có thể tham khảo nhiều mẫu CV cũng như hướng dẫn cách viết từng phần chi tiết để lựa chọn cho mình bản CV độc đáo, ấn tượng nhất ngay tại trang web tuyển dụng, tìm việc làm GoodCV.

  1. Cân nhắc bỏ phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Bạn không nên bao gồm một mục tiêu nghề nghiệp khi thay đổi nghề nghiệp. Trước hết, nhiều chuyên gia cho phần này có thể đã lỗi thời và nên được thay bằng phần tóm tắt CV – phần giới thiệu ngắn gọn tóm tắt kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích của bạn và bất cứ điều gì khác mà bạn muốn chia sẻ. Bên cạnh đó, bạn vừa mới quyết định chuyển nghề, có thể bạn chưa thực sự hiểu rõ về lĩnh vực mới và dễ đưa ra những mục tiêu không thể thực hiện được.

Thay vì mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên bao gồm một phần tóm tắt ngắn gọn để cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn đã hoàn thành và cách bạn có thể giúp họ trong vai trò mới.Mẹo: tập trung vào những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Khi viết CV để xin vào một vị trí việc làm mới trong một ngành nghề mới, điều quan trọng nhất là bạn phải nhắm mục tiêu cho vai trò bạn muốn, tập trung vào những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy đọc thật kỹ mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng, quét qua các từ khoá và chủ đề chính, sau đó sử dụng tiêu đề trong CV để nhấn mạnh chúng. Điều này giúp bạn tạo ra kết nối với nhà tuyển dụng.

Trang tuyển dụng The Ladders của Mỹ từng đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy các nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 7,4 giây để xem qua một bản CV để quyết định xem có cần đọc kỹ hay không. Một CV chứa từ khoá, được viết dựa trên mô tả công việc sẽ khiến họ muốn tìm hiểu thêm về ứng viên.


Mẹo: Sử dụng gạch đầu dòng hoặc chấm tròn để làm rõ ý

Cân nhắc viết phần giới thiệu CV của bạn hoặc tóm tắt ở định dạng gạch đầu dòng/dấu chấm tròn vì điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng thấy các thông tin quan trọng.

Một vài gạch đầu dòng nên nhấn mạnh các từ khóa quan trọng nhất có trong mô tả công việc. Hãy sáng tạo với cách bạn tích hợp các điều khoản này vào bản tóm tắt của bạn, chẳng hạn như, sử dụng các cụm từ như kinh nghiệm, trình độ, bộ kỹ năng, v.v.

Nếu các từ khóa nổi bật nhất trong mô tả công việc là các nhiệm vụ và khái niệm mà bạn không quen thuộc thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần rèn luyện các kỹ năng đó theo thời gian. Một vài gạch đầu dòng tiếp theo nên tập trung vào những thành tựu phù hợp nhất với vai trò bạn đang theo đuổi, có thể không phải từ vai trò gần đây nhất của bạn.

 

  1. Mẹo viết Kinh nghiệm làm việc trong CV khi thay đổi nghề nghiệp

Sau một đoạn tóm tắt hoặc đoạn giới thiệu ngắn gọn, bạn sẽ cần viết phần Kinh nghiệm làm việc để tiếp tục gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chìa khóa cho một bản CV thay đổi nghề nghiệp thành công là làm sao kết nối kinh nghiệm làm việc của bạn với vị trí bạn ứng tuyển. Tuy nhiên, vì bạn chuyển nghề nên sẽ không có kết nối trực tiếp.

Bạn nên căn cứ vào mô tả công việc trong tin đăng tuyển dụng để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Ví dụ bạn chưa từng làm trong ngành bán lẻ nhưng đã có kinh nghiệm làm kinh doanh bất động sản, kỹ năng bán hàng, giao tiếp có thể được chuyển sang vị trí mới một cách hợp lý.

đã đặt mua phần mềm

showroom
All in one
DMCA.com Protection Status